MENU

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Thế giới phẳng.

Thế giới phẳng (Tiếng AnhThe world is flat) là một tác phẩm của Thomas Friedman - một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất thành công:Nóng,Phẳng,Chật,Từ Beirut đến JerusalemChiếc Lexus và cây ôliuTừng là bá chủ.
Năm 2005,cuốn sách này được trao giải thưởng CUỐN SÁCH HAY NHẤT trong năm do Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn và Thomas Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ. Hiện nay "thế giới phẳng" đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ 21 khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân 
bạn đọc download tại đây.

"Go set a watchman" tiểu thuyết của năm 2015.

Theo CNN, đây là kết quả bầu chọn của các thành viên trên trang mạng xã hội có tiếng dành cho người đọc sách Goodreads về những cuốn sách hay nhất, nổi tiếng nhất trong năm 2015 thì "Go set a watchman" là tác phẩm lôi cuốn bạn đọc nhiều nhất.
"Go set a watchman" là tiểu thuyết hay nhất năm 2015
Go set a watchman được Goodreads bầu chọn là tiểu thuyết hay nhất năm 2015 - Ảnh: Goodreads
Với 31.093 phiếu bầu, Go set a watchman - tiểu thuyết thứ hai của nhà văn Harper Lee trở thành cuốn sách được bầu chọn là tiểu thuyết hay nhất năm 2015. Cô gái trẻ 26 tuổi Jean Louise Finch từ thành phố New York trở về thăm người cha đã già Atticus.
Những xung đột chính trị và những căng thẳng về quyền công dân đã khiến cuộc trở về thấm nhiều vị cay đắng khi Jean Louise Finch nhận ra những sự thật chua chát về gia đình, về thành phố và những người thân thiết nhất với mình. Được viết vào giữa những năm 1950, Go set a watchman cho thấy một sự hiểu biết toàn diện hơn, phong phú hơn và cảm nhận sâu sắc của tác giả tiểu thuyết Giết con chim nhại.
Cuộc bầu chọn được phát động trong suốt tháng 11 và ngoài Harper Lee, ở riêng từng hạng mục phân chia nhỏ hơn, thành viên Goodreads cũng tôn vinh các tác phẩm của tác giả khác.
Ở mục tiểu thuyết bí ẩn/kinh dị, tiểu thuyết đầu tay The girl on the train (Cô gái trên tàu) của tác giả Paula Hawkins giành chiến thắng. Goodreads nhận xét “Cuốn tiểu thuyết tâm lý kinh dị này sẽ thay đổi hoàn toàn cách bạn nhìn về đời sống của những người khác”.
Tiểu thuyết The Nightingale của Kristin Hannah được chọn là tiểu thuyết lịch sử hay nhất với bối cảnh câu chuyện diễn ra trong Thế chiến thứ hai. Goodreads dẫn lời đề từ về cuốn sách này: “Trong tình yêu chúng ta nhận ra mình muốn là người như thế nào. Trong chiến tranh chúng ta nhận ra mình là ai”.
Hạng mục tiểu thuyết kỳ ảo (fantasy) tôn vinh cuốn Trigger warning: Short fiction and disturbances của Neail Gaiman. Trong khi đó, tiểu thuyết lãng mạn là sự lên ngôi của cuốn Confess của Colleen Hoover. Tác giả Pierce Brown giành chiến thắng với tiểu thuyết Golden son ở hạng mục tiểu thuyết khoa học.
Cuốn Saint Odd của Dean Koontz được bạn đọc chọn là cuốn sách hay nhất ở hạng mục tiểu thuyết kinh dị. Tiểu thuyết hài hước ghi tên cuốn Why not me? của Mindy Kaling. Hạng mục phi hư cấu tôn vinh cuốn Modern romancecủa Aziz Ansari và Eric Klinenberg. Hạng mục hồi ký và tự truyện khẳng định tên tuổi tác giả Connor Franta với tác phẩm A work in progress.
Hạng mục lịch sử và tự truyện là tác phẩm Dead wake: The last crossing of the Lusitania của tác giả Erik Larson. Tác giả John Hargrove và Howard Chua-Eoan giành thắng lợi ở hạng mục sách khoa học và công nghệ với tác phẩm Beneath the surface: Killer whales, seaworld, and the truth beyon blackfish.
Ngoài ra còn các hạng mục khác như sách về nấu ăn và thực phẩm, tiểu thuyết đồ họa và truyện tranh, thơ, tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn, sách cho trẻ em và học sinh trung học, sách tranh.
Theo tuổi trẻ.

Một đêm giông bão.

 Một đêm giông bão nọ, có hai con vật cùng vào trú mưa trong một túp lều nhỏ. Dù không nhìn rõ ai với ai, nhưng chúng vẫn trò chuyện rất tâm đầu ý hợp. Hai con hẹn sẽ gặp lại nhau vào ngày hôm sau, và...
Một đêm giông bão: tình bạn lạ kỳ và cảm động
Ảnh: Kim Ngọc
Tình bạn đặc biệt
... Hóa ra một con là sói, còn con kia là dê! Hai kẻ vốn không đội trời chung. Vậy là chúng quyết định “phá lệ”: trở thành đôi bạn bí mật. Để duy trì tình bạn, ngoài việc phải giấu giếm bầy đàn, hai con vật còn vượt qua những rào cản từ chính bản thân mình.
Về phía chú dê Mei nhỏ bé, chú luôn cố đè nén nỗi sợ hãi, nghi ngại của mình đối với anh bạn sói. Còn chàng sói Gabu khổ tâm chẳng kém, vì thịt dê trước giờ vốn là món khoái khẩu của chàng ta. Nhưng mỗi lần gặp bạn, anh chàng đều tự nhắc “đấy là bạn, không phải mồi”.
Không chỉ vậy, Gabu còn sắt đá hứa với bạn và với mình là từ nay kiêng 
hẳn món thịt dê!
Khởi đầu câu chuyện, Mei là chú dê nhỏ nhút nhát, còn Gabu là chàng sói tham ăn tục uống. Thế nhưng trải qua những khó khăn, thử thách, cả hai dần thay đổi. Vốn là loài ăn thịt, Gabu không ít lần mặc cảm về bản thân, nhất là lúc nghe mắng giống sói là độc ác, xấu xí, thô tục.
Nhưng Mei vẫn luôn tin vào Gabu, thậm chí không ngại đến những nơi bọn sói thường đi qua để gặp Gabu.
Chàng sói Gabu trở nên mạnh mẽ bất ngờ. Gabu phải đối đầu với những con sói lớn hung hãn trong đàn để bảo vệ Mei. Dù với Gabu, cái giá phải trả của việc phản bội bầy đàn còn kinh khủng hơn, đó là bị xé xác, song Gabu vẫn chọn Mei.
Sự trưởng thành của hai con vật còn thể hiện ở chỗ chúng dần chấp nhận nhau.
Chuyến tàu lượn cảm xúc
Ba tập truyện nhỏ, lượng chữ nghĩa không nhiều nhưng cảm xúc mang lại vô cùng phong phú, đa cung bậc.
Ban đầu, người đọc không khỏi bật cười khi hai con vật trò chuyện với nhau trong căn lều tối đen như mực. Mỗi câu chúng nói ra đều bị hiểu sai, khiến hai con không phát hiện ra đối phương thật ra là ai. Kết quả là hai con càng nói càng thấy tâm đắc và trở nên gắn bó từ lúc 
nào không hay.
Thế nhưng khi hai con vật gặp nhau, cảm giác phập phồng, bất an lại choáng ngợp. Người đọc như đi trên một sợi dây mảnh, lúc nào cũng sống trong cảm giác băn khoăn: Liệu Gabu có đánh mất lý trí mà ăn thịt Mei hay không? Gabu và Mei có vì sức ép bầy đàn mà phản bội nhau không?
Và khó ai không cảm thấy đau lòng lẫn cảm động khi Mei và Gabu kẹt giữa cơn bão tuyết. Trong lúc thoi thóp, Mei đã tha thiết ép Gabu ăn thịt mình để có thể sống sót và “sống cả phần của tớ nữa”. Gabu đồng ý, và lao ra khỏi hang để... đi tìm cỏ cho Mei ăn cho hồi người.
Tình bạn giữa Gabu và Mei có được từ một đêm giông bão, cũng trải qua nhiều giông bão theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cùng con chia sẻ tập truyện này, bạn sẽ thấy được: một mối quan hệ bền chặt không chỉ ở chỗ đôi bên cố gắng thay đổi vì nhau, mà còn là tập chấp nhận con người 
thực của nhau.
Bộ sách Một đêm giông bão gồm 3 tập của tác giả Kimura Yuichi, minh họa Thùy Cốm, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Bộ truyện nói về tình bạn của hai kẻ không đội trời chung đã bán ra được hơn 4 triệu bản trên toàn thế giới.
Theo tuổi trẻ.

Tác giả "Người lính kèn về làng".

nhà văn Trần Quốc Huấn những độc giả hôm nay chắc chắn ít biết đến cái tên . Mà nếu có thấy cuốn sách Người lính kèn về làng trên kệ sách hẳn cũng nghĩ đó là “một tác giả mới bước vào văn chương”.
Điều ấy cũng có thể lý giải. Bởi Trần Quốc Huấn lúc sinh thời chọn cho mình một “con đường viết” có lẽ là riêng, hay chí ít cũng khác với nhiều người cầm bút cùng thời. Ông không ham viết nhiều, không chuộng số lượng. Mà có viết cũng là viết trong âm thầm, “tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta”, không muốn công bố.
Vì thế, số người biết đến ông không nhiều, số người trở thành “độc giả trung thành” của ông cũng chưa có.
Cũng bởi thế, Người lính kèn về làng vừa mới ra mắt gần đây là tập truyện đầu tiên và duy nhất của Trần Quốc Huấn, bởi ông đã đột ngột ra đi khi mới 63 tuổi (năm 2014).
Viết ít, nhưng lại sớm tạo dấu ấn với chùm tác phẩm đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1987. Ba truyện ngắnBên ấy trước có người ở, Người đi đêm không sợ ma, Vùng biển thẳm đã giống như một phát hiện của cuộc thi, khiến nhiều người kỳ vọng.
Theo nhà văn Bảo Ninh, hồi Trần Quốc Huấn được giải, ông đang học Trường viết văn Nguyễn Du. “Những truyện ngắn của Trần Quốc Huấn, nhất là sau khi được giải, là một trong những trọng tâm gây tranh cãi, gần như chia đôi tổ văn xuôi lớp chúng tôi ra thành hai nhóm khen - chê, thậm chí kịch liệt, bảo thủ - cấp tiến. Văn học cái thời đó nó như thế, chẳng phải sân chơi, chẳng phải trò đùa”.
Bây giờ, đọc lại ba truyện ngắn được giải ấy, đọc thêm bốn truyện ngắn Mùa trái rụng nhiều, Đám mây màu hồng, Lạc chuồng, Những năm sau đấy và kịch bản phim truyện Người lính kèn về làng cho người đọc hôm nay hình dung một chân dung văn chương Trần Quốc Huấn: một giọng văn đằm thắm, một người kỹ lưỡng với văn chương.
Viết ít, nhưng hiện ra trong nhiều tác phẩm của Trần Quốc Huấn là chiến tranh. Đúng hơn, là dư âm của cuộc chiến. Đó là hình ảnh một người lính trở về trong balô có một cây kèn (Người lính kèn về làng), là một người đàn ông tên Thịnh một lòng xin ra chiến trường, dù “bị hỏng một mắt, mắt bên phải, tức là mắt ngắm bắn” (Mùa trái rụng nhiều)...
Tôi thích cái cách tác giả viết về chiến tranh. Không ồn ào, không có tiếng bom rơi đạn nổ nhưng nó dễ làm người ta đau, dễ khiến người ta động lòng, thậm chí là bật khóc. Cái cách chọn cho mình một độ lùi, một “góc nhỏ” để viết về chiến tranh cũng phần nào cho thấy tâm thế của tác giả, cho 
thấy những quan niệm cầm bút của ông.
Hơn 220 trang sách trong tập sách này có lẽ đã gói trọn được những gì mà Trần Quốc Huấn muốn gửi gắm, muốn để lại. Có lẽ thôi, bởi sự ra đi đột ngột của ông đã để lại tiếc nuối cho nhiều người, vì nếu còn sống, hẳn là nhiều suy nghiệm của ông sẽ được viết ra, làm phong phú thêm tài sản văn chương mang tên Trần Quốc Huấn.
Nhưng, có lẽ cuốn sách này đã đủ làm nên chân dung văn học của ông, để cho người cũ thì gặp lại, người mới thì gặp gỡ thêm với những tác phẩm văn chương, dẫu ra đời từ những năm 1970, 1980, 1990 nhưng vẫn tạo ra ngân rung, đồng vọng.
“Người lính kèn” trở lại
Sách do NXB Trẻ ấn hành Ảnh: H.T.Phố
Nhà văn Trần Quốc Huấn sinh ngày 
26-9-1952 tại Nam Định, còn được nhiều người biết tới với tư cách biên kịch - đạo diễn phim truyện:Phần đời không muốn nhớ, Người lính kèn về làng..
Theo tuổi trẻ.